EMP
Editor
Từ kho câu hỏi trắc nghiệm trong các tập tin emp, ta có thể tạo ra nhiều đề thi và sử dụng chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Quá trình làm đề thi tiến hành qua các bước sau đây:
Xác định bố cục đề thi
Mỗi đề thi trắc nghiệm bao gồm nhiều phần, mỗi phần liên quan đến một chủ đề của môn học được trắc nghiệm. Khi làm đề trắc ngghiệm, cần phải xác định:
  • Đề thi bao gồm những phần (hay chủ đề) nào
    Ví dụ:
    Đề thi TOEFL có các phần Listening A, Listening B, Listening C, Vocabulary, Grammar, Reading1, ... Reading 5.
    Đề thi tin học lớp 7 có hai phần : Lệnh nội trú của DOS, Câu lệnh cấu trúc của pascal.
    Để tạo ra các đề khác nhau theo từng bố cục cho một ca thi, ta có thể chi tiết hơn như sau:
    Đề thi tin học lớp 7 có hai phần : Lệnh nội trú của DOS về thư mục hoặc tập tin (có đề lấy chủ đề thư mục, có đề lấy chủ đề tập tin), Câu lệnh cấu trúc của pascal.
  • Ấn định câu hỏi cho mỗi phần
    Mỗi phần tổng cộng có bao nhiêu câu hỏi, số câu mức 1 là bao nhiêu, mức 2 là bao nhiêu, ...
  • Qui định hệ số của mỗi mức câu hỏi
    Khi soạn kho câu hỏi, ta chỉ mới ấn định mức và nhóm cho các câu hỏi. Ở giai đoạn này ta phải ấn định cụ thể hệ số tính điểm chung cho câu hỏi ở mỗi mức. Ví dụ các câu hỏi mức 1 sẽ có hệ số là 1, câu hỏi mức 2 sẽ có hệ số là 3, ... Phần thống kê tổng hệ số theo số câu hỏi trên các mức và các tính toán khác để ra kết quả thi cuối cùng sẽ do chương trình thực hiện.
  • Xác định điểm trắc nghiệm
    Đề thi cho phép đưa vào các câu hỏi tự luận, nhưng chương trình chỉ tự động chấm các câu hỏi trắc nghiệm nhờ đáp án mà người làm đề đã cung cấp. Vì vậy, người làm đề cần chỉ rõ tổng số điểm của riêng các câu trắc nghiệm là bao nhiêu. Đây là cơ sở để sau này chương trình tự tính điểm trắc nghiệm cho từng thí sinh.
  • Xác định hình thức thực hiện thi trắc nghiệm
    Đề thi tạo ra sẽ dùng như thế nào. Có 3 cách sử dụng đề thi như đã trình bày trong phần Editor.
    Sau khi đã thực hiện xong các nội dung của bước này, ta tiếp tục với bước tạo đề thi.
Tạo đề thi với chương trình Editor
  • Chạy chương trình uEditor
  • Mở tiện ích làm đề của chương trình
  • Chọn mục System / Build Test... hoặc chọn biểu tượng
  • Chọn hình thức sử dụng đề thi
    • Tập tin đề thi: Lưu đề thi ra tập tin để dùng cho hình thức làm bài trên máy. Tập tin lưu trữ được ấn định bởi mục 'Lưu đề thi'
    • Xem đề thi: Xem đề thi trên màn hình trước khi in ra giấy
    • In ra máy in: In trực tiếp đề thi ra máy in
    • Tập tin HTML: Lưu đề thi ra tập tin html để upload lên WebServer
  • Chọn tập tin dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm
    Theo thứ tự bố cục đề thi, lần lượt chọn các tập tin câu hỏi trắc nghiệm liên quan.
    Ví dụ : Giả sử với bố cục đề thi tin học lớp 7 b1: Chọn tập tin dữ liệu câu hỏi cho phần 1 của đề thi
    • Chọn mục Tập tin câu hỏi nguồn
    • Trong hộp hội thoại mở tập tin, chọn tập tin dữ liệu câu hỏi.
      Do phần 1 của đề thi sử dụng 2 chuyên đề khác nhau, ta đánh dấu hai tập tin dữ liệu câu hỏi.
    • Chọn mục Open
    • Trong danh sách tập tin dữ liệu câu hỏi vừa chọn, click chọn mục tiêu đề
      Ấn định số câu hỏi của từng mức cho phần này:
    • Chọn mục OK
    b2: Chọn tập tin dữ liệu câu hỏi cho phần 2 của đề thi : Thực hiện tương tự như trên, chọn tập tin Cau lenh cau truc cua pascal.emp. Sau đó chọn số câu hỏi ở các mức. Cuối cùng chọn OK.
    Ta có hình ảnh lựa chọn các tập tin câu hỏi cho đề thi như sau:
    ... Nếu bố cục đề thi còn nhiều phần khác thì tiếp tục thực hiện một cách tương tự.
  • Ấn định số đề thi sẽ tạo, thời gian làm bài, tổng số điểm và tựa đề bài thi
    Nhập tựa đề bài thi bình thường, có dấu. Nội dung này sẽ hiển thị trong hộp Selection của chương trình làm bài trắc nghiệm Test.
  • Chọn số phần hiển thị của đề thi
    Trong trường hợp làm bài trên máy, có thể hiển thị toàn bộ các câu hỏi của đề thi hoặc theo từng phần.
    Ấn định trên đây có nghĩa là:
    • Nội dung đề thi được hiển thị thành 2 phần. Phần 1 từ câu 1 đến câu 3, phần 2 từ câu 4 đến câu 15.
    • Thời gian làm bài phần 1 là 6 phút, phần 2 là 19 phút.
    • Thứ tự các câu hỏi được đánh số liên tục từ 1 đến 15.
  • Ấn định đề thi ngoại ngữ
    Trong trường hợp làm đề thi ngoại ngữ, ví dụ đề TOEFL, ta cần ấn định chế độ tự động thực hiện cho các nội dung âm thanh hoặc hình ảnh để khi đề mở ra là chương trình tự động phát thanh và phát hình ngay.
    Nếu muốn chương trình đọc số thứ tự của mỗi câu hỏi (như đề TOEFL), chọn mục Đọc thứ tự câu hỏi. Khi đó cần chỉ ra thư mục chứa các tập tin mp3 ghi giọng đọc thứ tự câu hỏi theo ngôn ngữ tùy ý để chương trình lồng vào quá trình phát thanh trong lúc làm bài.
  • Đặt hệ số tính điểm cho các mức câu hỏi
    Chọn mục Đặt hệ số, thực hiện các ấn định, sau đó chọn OK.
  • Tối ưu nội dung đề thi
    Khi làm đề thi trên giấy, mục chọn này giúp sắp xếp lại nội dung đề thi, nhờ đó tiết kiệm số tờ giấy in đề.
  • Thực hiện tạo đề thi
    Sau khi đã ấn định các thông tin cần thiết nói trên, chọn mục Tạo đề. Đề thi sẽ được tạo ra theo các ấn định mà người dùng đã thực hiện. Nếu thực hiện các ấn định như ví dụ nói trên, các đề thi tạo ra sẽ lưu trong tập tin đề thi test.zmp thuộc thư mục E:\THI-TN-DHKT. Có thể chép tập tin này vào cùng thư mục với tập tin chương trình uTest để sử dụng với chương trình này.
  • In bảng trả lời mặc định
    Cơ sở đào tạo có thể in bảng trả lời của thí sinh bất cứ lúc nào mà không cần thực hiện thao tác làm đề thi. Kiến trúc bảng trả lời mặc định có thể ấn định thông qua mục Option của chương trình Editor.
    Vào menu System, chọn mục Print Sheet.
Tạo bảng đáp án và bảng trả lời
Để phục vụ công tác tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy, Editor cho phép tạo bảng đáp án của đề thi (answer-key) và bảng trả lời (answer-sheet) cho thí sinh một cách tự động. Sau đây là mẫu của của các bảng:
Bảng đáp án Bảng trả lời
Bảng trả lời được phát cho thí sinh để làm bài và thu lại khi kết thúc buổi thi. Trong lúc sử dụng bảng trả lời, thí sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Ghi và tô phần thông tin thí sinh
    Thí sinh có mã số: 162393243 sẽ điền số báo danh và tô như trên. Đây là thông tin quan trọng nhất của thí sinh được máy nhận diện. Ngoài ra thí sinh cần điền thêm họ tên và chữ ký để lưu hồ sơ dùng đối chiếu khi cần.
  • Tô phần trả lời
    Cần tô đầy và đậm, không tô lệch hoặc tô nhiều hơn một lựa chọn cho mỗi câu hỏi.
    1. Câu số 1 tô đúng yêu cầu.
    2. Câu số 2, 3, 4 tô không đúng yêu cầu.
    3. Câu số 5 tô phạm qui.
Bảng trả lời của thí sinh được chấm bằng tay hoặc chấm tự động với chương trình MarkScanner.
Tối ưu nội dung đề thi
Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm, nội dung các lựa chọn của một câu hỏi phải được đặt trên các dòng khác nhau:
Lúc tạo đề thi, nội dung các lựa chọn mặc nhiên được đặt trên các dòng văn bản khác nhau. Điều đó sẽ gây lãng phí nếu đề thi được in ra trên giấy. Để khắc phục điều này, khi làm đề thi để in ra giấy hoặc xem trước, ta chọn mục:
   [x] Tối ưu nội dung đề thi
Sau đó chọn mục Tạo đề thi.
Tính năng này cho phép sắp xếp lại nội dung câu hỏi:
Câu hỏi ....
a) Lựa chọn 1
b) Lựa chọn 2
c) Lựa chọn 3 ...
Câu hỏi ....
a) Lựa chọn 1 b) Lựa chọn 2 c) Lựa chọn 3 ...
Designed & Developed by Thanh Le
© 2023 TINYRAY